A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một ngày làm việc đày ý nghĩa

MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

       Đều đặn mỗi ngày làm việc của giáo viên là hơn 10 tiếng chăm lo cho trẻ, từ vui chơi, ăn ngủ đến vệ sinh cá nhân. Sau biết bao thăng trầm, vất vả trong công việc hòa chung những tiếng cười sảng khoái của các con thì chúng tôi những cô giáo Mầm non cảm thấy hạnh phúc và may mắn khi được làm nghề này.

         Một ngày làm việc của cô giáo tại lớp mầm non của một trường công lập trên một xã miền núi bắt đầu từ 7h kém 15 phút sáng. Nhà các cô không gần cũng không xa nhưng lỗi lo cho các con  nên các cô vẫn luôn tất bật để tới lớp đúng giờ,  thức dậy từ 5h sáng để kịp chuẩn bị cho hành trang tới trường, tới lớp

 đón các con yêu:

         Khoảng thời gian đầu buổi sáng lúc trẻ chưa đến lớp, các cô giáo viên mới tranh thủ xem giáo viên lớn tuổi hơn hướng dẫn các nội dung dạy học mới.

       Đón trẻ xong là giờ thể dục sáng của toàn bộ trẻ trong trường: Dù trẻ nhỏ hay trẻ lớn 3 tuổi cũng như 4, 5 tuổi trẻ đều đứng về hàng theo tổ, theo lớp mình để tập  động tác thể dục với những tiếng nhạc vui nhộn.


Công việc chăm sóc, nuôi dạy các bé chính thức bắt đầu từ khoảng 8h, khi tất cả bé được cha mẹ đưa tới lớp.  Các cô tổ chức lớp học cho các bé. Nội dung học cũng là các trò chơi vui vẻ phù hợp với trẻ từng độ tuổi.

 

 

 


Các bé còn nhỏ, liên tục mất tập trung, buộc cô giáo phải kiên trì với từng trẻ. Mức độ chiều chuộng các bé cũng được tiết chế hợp lý để trẻ dần hình thành ý thức kỷ luật.
       Không chỉ mất tập trung, trẻ còn thường xuyên quấy khóc. Những lúc như vậy, các cô cần sự phối hợp, giúp sức của giáo viên cùng khu để duy trì lớp học.
       Dù đã cố gắng rèn trẻ vệ sinh theo giờ giấc, các trường hợp bột phát vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhiều khi chưa lo xong cho bé này đã phải lo cho bé khác.
       Việc vệ sinh cho trẻ được các giáo viên đặc biệt quan tâm. “Đó là yêu cầu bắt buộc của công việc. Cũng may ở đây có cơ sở vật chất khá tốt, bọn em đỡ vất vả hơn”.  Sau các hoạt động học tập, vui chơi buổi sáng, đến khoảng 10h30 phút, Các cô cùng đồng nghiệp chuẩn bị và cho trẻ ăn bữa trưa. Hầu hết bé có ý thức tốt trong bữa ăn sau một thời gian được rèn luyện, nhưng vẫn có bé rất lười ăn…
Có trẻ không chịu ăn, quấy khóc, đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng phù hợp, bên cạnh sự kiên trì.

 

 


Giờ ngủ trưa, Các cô phải để ý đến từng bé bởi đây là lúc một số trẻ xuất hiện tâm lý tủi thân, quấy khóc. Đa số bé không chịu nằm yên nên giáo viên phải mất khá nhiều thời gian mới đưa được các bé vào giấc ngủ.

 

        Khi tất cả các bé đã  ngủ ngoan, các cô mới có thể rời lớp đi ăn trưa sau khi nhờ giáo viên đứng lớp còn lại trông các bé …Đây cũng là khoảng thời gian ít ỏi trong ngày các cô có thể tranh thủ nghỉ ngơi, làm những việc riêng như soạn bài, làm đồ dùng cho các con học bài, trước khi lại tiếp tục các công việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong buổi chiều. Việc chăm sóc trẻ của các trong buổi chiều lặp lại tương tự buổi sáng. “Công việc nói chung diễn ra suôn sẻ. Cũng có những hôm nhiều cháu ốm mệt, quấy khóc khiến các cô bận lòng rất nhiều và rất vất vả, không tránh khỏi tình trạng stress. Những lúc như thế nếu không có tình yêu trẻ, rất dễ nóng nảy”.

Bình thường, các cô kết thúc công việc khoảng 17h chiều, nhưng nhiều hôm cô phải ở lại muộn hơn vì phụ huynh bận việc đến đón trẻ muộn. “Có hôm 18h thậm chí muộn hơn nữa giáo viên mới ra khỏi nhà để xe của trường. Đó cũng là khó khăn đặc thù của nghề. Mỗi lúc về muộn những cô chưa có gia đình thì không sao nhưng những cô dã có gia đình thậm chí con bé về nhà với dáng vẻ mệt mỏi với “Núi” công việc đang chờ sẵn ở nhà(Giáo viên chia sẻ)

          Trên đây là những tâm sự về công việc của giáo viên Mầm non chúng em ạ! rất mong được sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo cấp trên và các bậc phụ huynh ạ

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Liên kết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 164
Tháng 04 : 6.201